Title Image

Blog Logo

Bài 4. 8051 GPIO - Giao tiếp LED đơn

🌱 Bài 4. 8051 GPIO - Giao tiếp LED đơn

    Để hiểu về GPIO trong vi điều khiển, ta cần làm một số ví dụ đơn giản. Đơn giản nhất vẫn là: Giao tiếp Led đơn = Output, Đọc nút nhấn = Input 😃

    Với Led đơn, ta sẽ sử dụng các chân ở mode output Push-Pull, thay vì Open drain. Như vậy, ta sẽ dùng các pin ở port 1, 2, 3; còn muốn dùng pin ở port 0 thì cần sử dụng điện trở kéo kết nối bên ngoài.

    Mode GPIO của vi điều khiển có trong bài này!

    Có 2 kiểu kết nối là: Sink & Source

  • Kiểu Source dòng: lấy dòng ra từ vi điều khiển (hình 1).

  • Kiểu Sink dòng: lấy nguồn ngoài, dòng đi vào chân vi điều khiển (hình 2).

    🧐🧐 Lưu ý: Với kiểu source dòng, ta dùng dòng ra từ chân vi điều khiển (Với 8051 đó là điện áp 5V) nhưng dòng rất nhỏ (<100mA), chỉ đủ dùng cho 1 LED.

    🌱 GPIO Programing

    Để lập trình các thanh ghi trong 8051, ta cần include thư viện <REGX51.h> hoặc <REGX52.h>

    Để tác động vào 1 Port, ra dùng thanh ghi P0, P1, P2, P3.

P3 = 0xFF; // Set tất cả pin ở port 3 lên 1.

    Lập trình vđk thường dùng hệ 16 để tác động vào port: 0xFF = 0b11111111 (hệ nhị phân) đại diện cho 8 pin của vi điều khiển 8051.

    Chẳng hạn: 0x55 = 0b01010101 thì pin 8 là bit đầu tiên được nhắc đến và nó = 0, pin 0 là bit cuối và nó = 1.

    🧐🧐 8051 cho phép người lập trình tác động đến từng bit (từng pin của vi điều khiển)

    Chẳng hạn, muốn đảo giá trị chân số 0 của port 3:

P3_0 = !P3_0;

    Tương tự đối với các chân khác thôi 😃 và khi muốn làm mấy trò như chớp tắt led, đèn giao thông, hay led matrix, ... Ta cần biết một chút về hàm delay (để ngưng hoạt động của vi điều khiển 1 lúc) 😃 sẽ được giới thiệu sau!

>>>= Follow ngay =<<<

💚 Kênh Youtube Lập trình - Điện tử 💚

Để nhận được những bài học miễn phí mới nhất nhé 😊


Xem Bài 3                              Xem Bài 5

Đăng nhận xét

0 Nhận xét