Title Image

Blog Logo

[Python] 4 - Lưu đồ thuật toán Flow Chart

🌱 [Python] 4 - Lưu đồ thuật toán Flow Chart

    Xin chào các bạn, trong bài Python thứ 4, mình xin giới thiệu đến các bạn khái niệm về lưu đồ thuật toán (Flow chart) và điều khiển luồng (Flow Control). Dù là học ngôn ngữ gì thì bạn cũng nên biết đến khái niệm lưu đồ thuật toán, và cách sử dụng lưu đồ thuật toán để thiết kế cho một bài toán cụ thể. Thiết kế được lưu đồ thuật toán đúng đắn sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian coding. 

    👉 Flow chart (lưu đồ thuật toán) và Flow control (điều khiển luồng)

    Flow chart được gọi là lưu đồ thuật toán, trong sơ đồ, ta sẽ bắt đầu từ hộp bắt đầu (start box) và sau đó, ta sẽ đi theo các hướng chỉ dẫn trên sơ đồ cho đến khi kết thúc, luồng code sau này của chúng ta cũng sẽ đi như vậy. 

    Trong đó, sẽ có các hướng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện được đưa ra. Dưới đây là một ví dụ minh họa, lưu đồ cho bài toán "làm thế nào để ra ngoài khi trời mưa?"

Flowchart

    Sau khi bắt đầu, ở hộp đầu tiên chúng ta có câu hỏi “trời có đang mưa không?” - Biểu diễn bằng một hình thoi, và câu trả lời sẽ là có hoặc không!

  • Nếu câu trả lời là “không”, chúng ta có thể “ra ngoài” và “kết thúc”, bài toán được giải quyết.
  • Nếu câu trả lời là “có”, chúng ta sẽ đến với các hướng dẫn tiếp theo trong lưu đồ …

    Dưới đây là một số hình khối chuẩn sử dụng trong Flow Chart (Là chuẩn thôi, chứ các bạn có thể sáng tạo theo ý mình, dễ hiểu dễ nhìn là được 😂)

Python

    Các chỉ dẫn trên được gọi là các câu lệnh điều khiển luồng (Flow control), các câu lệnh hướng dẫn ta thực hiện các lệnh trong điều kiện nào.

    Trước khi tìm hiểu về các câu lệnh Flow chart, ta hãy quan tâm đến 3 vấn đề sau:

  1. Kiểu dữ liệu Boolean
    Khác với kiểu dữ liệu số nguyên và chuỗi có vô số giá trị, kiểu dữ liệu Boolean có hai giá trị duy nhất: True và False.
    Giống như các giá trị khác, giá trị Boolean được sử dụng trong các biểu thức và có thể được gán với các biến, chỉ cần đảm bảo viết đúng giá trị Boolean: “True” và “False”.
  2. Toán tử so sánh
    Toán tử so sánh cũng được sử dụng trong các biểu thức giống như bất kì các toán tử nào khác. Các toán tử so sánh bao gồm:

    Python

    Các biểu thức có toán tử so sánh sẽ cho ra kết quả là các giá trị Boolean.
    Dưới đây là một vài ví dụ về toán tử so sánh và giá trị Boolean trong Python:

    Python

  3. Toán tử Boolean
    Toán tử Boolean bao gồm: AND, OR và NOT. Toán tử Boolean được sử dụng để đánh giá một biểu thức, kết quả cho ra sẽ là một giá trị Boolean.
    Dưới đây là bảng chân lý khi kết hợp 2 giá trị Boolean bằng toán tử Boolean:

    Python

    Dưới đây là một số ví dụ sử dụng toán tử Boolean:

    👉 Chi tiết các bạn xem tại video bài học dưới đây


    Chúc các bạn học tập tốt 😊
 

Xem Bài Python 3                  Xem Bài Python 5

Đăng nhận xét

0 Nhận xét