Title Image

Blog Logo

Core 1. Cortex Mx Overview

🌱 Core 1. Cortex Mx Overview

    👉 Tại sao nên học Cortex Mx?

    Các bạn đã quen với việc học lập trình Vi điều khiển, đặc biệt phổ biến hiện nay là Vi điều khiển STM32. Nhưng STM32 thì có rất nhiều dòng: F1/F4/F7/L4/L7/... Mỗi dòng này lại chia ra làm các dòng nhỏ nữa, mình ví dụ dòng F4 chia ra thành F401xx, F407xx, ... Nói chung là có rất nhiều loại vi điều khiển dòng STM32, mỗi dòng sẽ khác nhau về bộ nhớ, tốc độ xử lý, các ngoại vi hỗ trợ, thanh ghi, chân, ... Vậy giờ nói là học STM32 thì phải học dòng nào trước 😪 Tất nhiên không bao giờ học hết được tất cả các dòng rồi??? 

    Vậy, theo mình hãy bắt đầu với điểm gì đó chung nhất giữa các dòng này để học, đó chính là phần Core - lõi của chúng. Mình nói ngắn gọn thì ARM phát hành cho chúng ta rất nhiều Core khác nhau, học về điều khiển thì chúng ta sẽ học dòng Cortex Mx (cụ thể có M3/M4/M7). Nhìn chung 3 loại này sẽ có cấp độ cải tiến tăng dần. 
    Các bạn hứng thú với chip điện thoại thì có thể tìm hiệu dòng Cortex A, với thị phần khổng lồ luôn! 

ARM

    Còn nếu hứng thú với các chip Realtime, các chip trong Modem 4G, 5G chẳng hạn, các bạn hãy tìm đến dòng chip Cortex R.
    ARM cung cấp cho các hãng Vi điều khiển như TI, ST, ... và những hãng này đã bổ sung vào đó những ngoại vi của họ để tạo ra nhiều dòng vi điều khiển khác nhau. Các ngoại vi có thể là bộ nhớ, RCC, GPIO, UART, SPI, I2C, ... Giống như chip STM32 của chúng ta cũng có lõi Cortex M3/M4.

    Vì vậy, nếu bạn băn khoăn không biết bắt đầu học STM32 từ đâu, thì Core (ở đây mình hướng theo điều khiển nên chọn Cortex Mx, chính là Core của STM32) là một sự lựa chọn rất tốt.

    👉 Ưu điểm của Cortex Mx và Vi điều khiển STM32

    Trước khi học về một Vi điều khiển, chúng ta nên tìm hiểu về ưu điểm của nó so với những dòng vi điều khiển khác. 

    1. Tính Phổ biến

    Ưu điểm dễ nhìn thấy nhất của STM32 mà chúng ta chưa cần tìm hiểu sâu, đó là nó phổ biến 😀 Không khó để tìm thấy những thống kế về sự phổ biến của dòng chip ARM trên thị trường nhúng, nó chiếm đến 90% thị phần.  

ARM

    ➤ Một số ứng dụng sử dụng STM32
  • Các thiết bị chạy bằng pin như ứng dụng giám sát sức khỏe, theo dõi thể chất, máy đo y tế, …
  • Ứng dụng ô tô, Internet of Things, điện thoại và ứng dụng trong nhà, Nhà thông minh, Đồ chơi và sản phẩm khách hàng.
  • Phụ kiện máy tính, điện thoại, thiết bị kiểm tra và đo lường.

    2. Tối ưu chi phí/năng lượng

    Ưu điểm tiếp theo của Cortex M là sự tối ưu về mặt chi phí, năng lượng, diện tích silicon. Có thể so sánh với các dòng 8 bit truyền thống (8051, PIC, AVR) thì chip STM32 (không phải board) có giá tương đối dễ chịu để sản xuất số lượng lớn, điện áp sử dụng 3.3V so với 5V của các dòng kia, cộng với rất nhiều chế độ Power save. Chip được sản xuất chủ yếu là chip dán có kích thước/tổng số chân nhỏ hơn.

ARM

    3. Hiệu suất/tốc độ/Tính bảo mật

     Bộ xử lý Cortex Mx là bộ xử lý 32 - bits, tăng tốc độ và hiệu suất tính toán so với các dòng 8/16 bits truyền thống. 
    Nhà sản xuất cũng có thể tùy chọn tích hợp thêm các bộ: tính toán dấu phảy động (floating point unit), DSP (Bộ xử lý tín hiệu số), MPU (Bảo vệ bộ nhớ), … để tăng tốc độ xử lý, cũng như tính bảo mật của chip.
    Công suất mạnh mẽ và có bộ điều khiển ngắt hỗ trợ lên đến 240 ngắt & exceptions. 
    Có hỗ trợ hệ điều hành RTOS.

    👉 Một số đơn vị sản xuất Vi điều khiển

    Có nhiều nhà sản xuất Vi điều khiển nổi tiếng mà vi điều khiển dựa trên bộ xử lý ARM Cortex-M:
  • TI (Ứng dụng dựa trên pin năng lượng thấp)
  • STMicro (MCU hiệu suất cao/trung bình/thấp)
  • Toshiba (Thiết bị đo lường)
  • Broadcom (Kết nốt wifi, Internet of Things)
  • NXP, Microchip, ST, … 

>>>= Follow ngay =<<<

Để theo dõi những bài học miễn phí mới nhất nhé 😊

Chúc các bạn học tập tốt 😊

                                        

Đăng nhận xét

3 Nhận xét