Title Image

Blog Logo

Quy trình thiết kế ứng dụng Vi Điều Khiển

 🌱 Quy trình thiết kế ứng dụng Vi Điều Khiển

    Quy trình sau được mình đúc kết và tham khảo nên khó tránh khỏi những thiếu xót, mong các bạn bổ sung để hoàn thiện hơn!

    🌿 Bước 1: Phân tích bài toán

    Khi đối mặt với một bài toán, việc quan trọng đầu tiên là cần phải xác định các yêu cầu kỹ thuật như:

  • Yêu cầu về khả năng tính toán (Tốc độ/Độ chính xác)
  • Số đầu vào ra (Analog/Digital)
  • Số lượng Timer/Counter
  • Ước lượng dung lượng bộ nhớ Chương trình/Dữ liệu cần thiết
  • Các yêu cầu khác như PWM, UART, DMA, CAN, …

    🌿 Bước 2: Lựa chọn Vi điều khiển và các linh kiện khác

    Một số tiêu chí chính để lựa chọn VĐK là:

  • Hiệu nâng: VĐK 8/16/32 bit, tần số xung nhịp ? MHz
  • Dung lượng bộ nhớ Chương trình/Dữ liệu?
  • Số lượng Timer/Counter?
  • Số kênh, độ phân giải, tốc độ biến đổi của bộ ADC/DAC?
  • Kiểu đóng vỏ (Thiết kế phần cứng)
  • Công suất tiêu thụ? -> Thiết kế nguồn
  • Kiểu bộ nhớ chương trình (ROM/OTP/EPROM/FLASH)?

    🌿 Bước 3: Xây dựng sơ đồ nguyên lý

    Tiến hành thiết kế mạch nguyên lý cho ứng dụng sau khi có đủ linh kiện. Một số phần mềm: Proteus, Orcad, Altium, …

    🌿 Bước 4: Lập lưu đồ thuật toán chi tiết

    Bước quan trọng trước khi lập trình vi điều khiển là lập các sơ đồ khối, lưu đồ thuật toán chi tiết của bài toán, thuật toán theo từng hàm, từng chương trình con.

    Code theo Requirement hay lưu đồ thuật toán sẽ đơn giản hơn và dễ sửa code sau này.

    🌿 Bước 5: Lập trình cho Vi điều khiển

    Việc quan trọng nhất vẫn là lập trình cho VĐK, có thể chia thành từng hàm con để code và test. Code theo lưu đồ thuật toán đã phân tích ở bước 4 giúp cho việc sửa lỗi sau này.

    Code hoàn thiện (cơ bản chưa test) là code sau khi build mà không có lỗi

    👉 Kết quả là các file .hex .elf .bin ...

    🌿 Bước 6: Chạy thử nghiệm và hoàn thiện code

Có thể test thử chương trình trên máy tính (phần mềm mô phỏng như Proteus) hoặc cắm mạch thật vào test board. Sau đó sửa và hoàn thiện code theo yêu cầu ban đầu.

Bước này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi hoàn thiện Chương trình.

    🌿 Bước 7: Thiết kế PCB, làm mạch in và hoàn thiện
    🌿 Bước 8: Nạp code cho VĐK và chạy thử hệ thống

Sau khi hoàn thiện mạch in thì việc nạp code cho VĐK và chạy thử cũng khá quan trọng. Vì đôi khi việc mô phỏng hay cắm mạch sẽ chạy khác với việc nạp code vào mạch in.

Bước này cũng coi như việc test phần cứng & hoàn thiện cuối cùng.

>>>= Follow ngay =<<<

💚 Kênh Youtube Lập trình - Điện tử 💚

Để nhận được những bài học miễn phí mới nhất nhé 😊


TOPIC VI ĐIỀU KHIỂN STM32


Đăng nhận xét

0 Nhận xét