Title Image

Blog Logo

Review nhanh một số định hướng ngành nghề

🌱 Review nhanh một số định hướng ngành nghề

    1. Lập trình vi điều khiển

    Cơ hội việc làm: Lập trình nhúng – vi điều khiển có đầu ra khá đa dạng: Viết Firmware cho thiết bị, lập trình/vận hành máy, viết Driver cho thiết bị, Automotive trong các công ty lớn, Các giải thuật trong điều khiển tự động hoặc điện tử công suất, …

    Định hướng học tập, yêu cầu:

  • Nắm chắc lập trình C (từ cơ bản đến nâng cao) .
  • Nắm vững kiến trúc vi xử lý, cách hoạt động, … Hiểu rõ về ngắt.
  • Nắm vững các ngoại vi của vi điều khiển GPIO, UART, SPI, I2C, … các ngoại vi/truyền thông nâng cao CAN, LIN, …
  • Kiến thức điện tử / vẽ mạch (cơ bản đến khá tùy việc).
  • Tùy vào công việc mà có những yêu cầu khác như kiến thức về động cơ, cảm biến, … các kiến thức về ADC/DAC, PID, … Hệ điều hành.
  • Các kiến thức về compiler, linker, makefile, …

Xem thêm về định hướng này tại đây!

        2. Embedded linux

    Cơ hội việc làm: Cái này đang nổi lên và khá hot với rất nhiều công việc trong các tập đoàn từ trung bình đến lớn, các công việc liên quan đến device driver, mạng, …

    Định hướng học tập, yêu cầu:

  • Kiến thức rất sâu về hệ điều hành, đặc biệt là linux, linux kernel.
  • Sử dụng command line và viết shell script.
  • Kiến thức chắc chắn về C/C++, có thể cả OOP.
  • Toolchain, Bootloader, … Kiến thức về vi điều khiển nữa.
  • Cách build một chương trình.

Cái này nếu a không nhầm thì còn một hướng là Android Embedded nữa :v nhưng không biết về nó nên không dám đoán bừa.

        3. Internet of Things

    Cơ hội việc làm: Cũng đang rất hot. Cơ hội làm việc trong các công ty về nhà thông minh, giải pháp iot, các nhà máy công nghiệp đang dịch chuyển theo hướng thông minh hóa, …

    Định hướng học tập, yêu cầu:

    Cái này rộng lắm Học mấy con ESP với hiểu rõ về giao thức mạng cũng mệt rồi, rồi còn viết app, web, xử lý database, … Chưa kể những giao thức không dây khác tùy vào công việc: Zigbee, Bluetooth, ...

    Hướng AI/Machine Learning thì mình không rõ, nhưng có mấy cái như xử lý ảnh, âm thanh, văn bản, có nhiều mô hình như mạng noron chẳng hạn. Nếu muốn học cần học mấy cái mô hình này + ngôn ngữ C++/Python (Python cung cấp nhiều thư viện để tạo ứng dụng nhanh, nhưng thực tế thì phần nhân người ta viết thư viện bằng C++ để đảm bảo tốc độ xử lý).

        4. Hardware

    Cơ hội việc làm: cũng khá nhiều, chủ yếu tập trung vào thiết kế mạch điện tử, giải pháp chống nhiễu, … Có một số cơ hội việc làm về robot ???

    Định hướng học tập, yêu cầu:

  • Sử dụng thành thạo 1 trong các phần mềm thiết kế mạch Altium, Orcad, Eagle, Kicad, …
  • Hiểu biết về các tiêu chuẩn chống nhiễu, chống nước, chống ….
  • Tính toán lựa chọn thiết bị, … => có thể lựa chọn cả về mặt kinh tế nữa nên ở nhiều công ty, mấy ông làm phần cứng có thể làm cả sales hoặc quản lý kho 😊
  • AutoCad, Solidworks, … để thiết kế vỏ, hộp, … tùy vào tình hình công việc.

        5. C++

    Cái này xin phép để 1 mục riêng 😊 Vì hướng này cũng đang khá hot trên thị trường. Công ty lớn, nhỏ giờ đều tuyển, không cần biết là chuyên về gì. Vì nó có nhiều định hướng: làm nhúng cũng được, web/app ok, làm giao diện, device driver, thậm chí cả AI, …

    Yêu cầu: Nắm vững lập trình C/C++ (từ cơ bản đến nâng cao), lập trình đa luồng, OOP, ... Đối với hướng nhúng đang bàn luận thì có một Framework khá mạnh để triển khai làm các giao diện, đó là QT.

        6. FPGA

    Cơ hội việc làm: Viettel FC, Vin và nhiều công ty khác 😊 các công việc liên quan đến thiết kế mạch từ chip trắng, tùy vào yêu cầu của cty, như module mạng 5G của Viettel chẳng hạn.

    Định hướng học tập, yêu cầu:

  • Ngôn ngữ mô tả phần cứng VHDL / Verilog, Phần mềm Quartus, modelSim, …
  • Hiểu biết rõ ràng về kiến thức điện tử số
  • Hiểu biết về các chuẩn truyền thông cơ bản và các chuẩn truyền thông mạng.
    Nói chung là có rất nhiều hướng: IC Design, PLC, điện nặng, … và nhiều công việc khác. Nhưng mình chỉ liệt kê những cái chính / phổ biến và nhiều cơ hội việc làm, ứng với ngành nghề của mình. Mọi người tìm hiểu kỹ hơn để lựa chọn nha.

>>>= Follow ngay =<<<

💚 Kênh Youtube Lập trình - Điện tử 💚

Để nhận được những bài học miễn phí mới nhất nhé 😊

Đăng nhận xét

6 Nhận xét

  1. Em là sinh viên năm 1 ngành điện-điện tử ĐHBKHCM, em muốn tìm hiểu về IOT. Mong anh có thể cho em thêm thông tin về learning path vs tuyển dụng được không ạ.
    Em cảm ơn anh ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://laptrinhcnhung.blogspot.com/2021/08/Dinhhuongnganhnghe.html
      https://laptrinhcnhung.blogspot.com/2021/08/embedded-roadmap-ban-la-sinh-vien-it.html
      Em tham khảo một số bài viết này của a nhé

      Xóa
  2. học vi mạch là hoc về thiết kế ic tức là con chip à anh . Có nhiều việc làm ko ạ . Đáng để học không anh . Em cảm ơn anhhhhhh ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có nhiều hướng e ạ, cụ thể e có thể làm thiết kế hardware, tức là thiết kế mạch điện tử cho các ứng dụng, hoặc IC design như e nói lại là 1 hướng khác. Theo a thấy thì ngành nào cũng cần người cả, quan trọng mình thích làm việc gì thôi

      Xóa
  3. Code được C++ thì không sợ thiếu job anh nhỉ :v

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. C++ nhiều việc lắm em ơi, nó còn nhiều hơn C Embedded nữa ấy

      Xóa